18 điều quan trọng em bé muốn nói với bạn

Khi em bé còn nhỏ, các bậc cha mẹ thường có xu hướng lo lắng cho sức khỏe của con. Họ luôn cố gắng đoán chính xác những điều em bé muốn và những điều gây khó chịu cho bé. Nhưng làm thế nào để hiểu được em bé mà không sử dụng từ ngữ? May mắn thay, một số chuyên gia đã giải mã ngôn ngữ độc đáo của em bé. Dưới đây là một số manh mối mà bạn sẽ cần để đoán được điều mà thiên thần bé nhỏ này muốn nói.

TÓM LƯỢC:

– Bạn đã bao giờ nghe thấy bé khóc khoảng 5 tới 6 giây, rồi tạm ngừng trong khoảng 20 giây chưa? Điều này nghĩa là em bé đã ở một mình khá lâu rồi và đang rất cần ba mẹ chú ý.

– Kiểu khóc này rất giống với kiểu khóc để gọi nhưng kèm theo tiếng nức nở– nếu bạn không ra với bé ngay thì trận khóc này sẽ trở nên dữ dội rất nhanh.

– Nếu đã từng nghe thấy tiếng bé khóc vì đau, bạn sẽ không bao giờ nhầm lẫn nó với kiểu khóc khác. Khi đau, em bé sẽ khóc liên tục với tông giọng không đổi.

– Em bé cũng có những chức năng cơ thể như chúng ta, từ đầy hơi cho đến tiểu tiện hay đại tiện. Và những điều này có thể khiến bé thấy khó chịu hơn bạn tưởng đấy!

– Giấc ngủ cũng là một vấn đề đối với em bé – đôi khi các bé không ngủ được! Lúc này, tiếng khóc của bé sẽ rên rỉ và có vẻ gắt gỏng, kèm theo đó là ngáp rất nhiều.

– Kiểu khóc này nghe có vẻ rất khó chịu và kèm theo đó là quẫy đạp. Em bé của bạn cũng có thể vẫy tay chân và ưỡn lưng.

– Kiểu khóc này cực kỳ phổ biến – em bé của bạn khóc, bạn đã cố làm đủ thứ nhưng vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Bình tĩnh, có thể em bé đang hờn hoặc là thấy chán!

– Từ “Na” nghĩa là “Con đói rồi, cho con ăn đi!” Âm thanh này phát ra khi em bé đẩy lưỡi lên vòm miệng, kích hoạt phản xạ mút.

– “Ợ” nghĩa là “Con ợ hơi đây!”. Đi kèm âm thanh này, khí thừa sẽ thoát khỏi thực quản của em bé và ra bằng đường miệng.

– “Aoa” nghĩa là “Con buồn ngủ và mệt quá!” Em bé chụm môi vào trước khi ngáp và tạo ra âm thanh này.

– “He” là cách em bé nói rằng “Con thấy khó chịu quá!” Lý do chính có thể là do cảm giác khó chịu nào đó. Em bé thường bộc lộ cảm xúc bằng cách liên tục quẫy đạp chân tay.

– “E” nghĩa là “Con bị tức bụng, giúp con với!” Âm thanh lạ này có thể biến thành tiếng khóc rên rỉ khi em bé ưỡn bụng và thở ra. Đừng coi thường những triệu chứng này – hãy xử lý ngay lập tức. – Nếu em bé ưỡn lưng trong khi ăn thì đó là dấu hiệu trào ngược, còn sau khi ăn thì nghĩa là bé đã no.

– Nếu việc vò tai lại đi kèm với những cơn khóc dữ dội thì bạn nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân.

– Nắm tay hoặc không là dấu hiệu cho thấy em bé đang đói đến mức nào. Một bàn tay thả lỏng nghĩa là em bé đang no, còn một bàn tay nắm chặt cho thấy em bé đang muốn ăn.

– Trong vài tháng đầu đời, hội chứng colic và đau bụng gần như là không thể tránh được. Em bé đang tìm cách tự xử lý bằng cách nâng chân lên để xoa dịu cảm giác khó chịu.

– Âm thanh lớn, ánh sáng rực rỡ và tỉnh giấc đột ngột gây ra phản xạ giật mình ở trẻ nhỏ. Kết quả là các bé sẽ giơ tay lên vì sợ hãi.

Leave a Reply