Các Thuật Ngữ Về Di Trú Mỹ

Rất nhiều anh/chị vẫn thắc mắc khi theo dõi về hồ sơ của mình sẽ nộp cho Sở Di Trú Mỹ thì sẽ tính theo ngày chấp thuận nào sau khi hồ sơ đã chuyển về văn phòng chiếu khán? Cũng như hồ sơ, ngày ưu tiên hay ngày đáo hạn sẽ tính thế nào?
USIS sẽ giải thích rõ cho các anh/chị các thuật ngữ về Di Trú Mỹ.

– Approved date: Ngày chấp thuận
– Case number: Số hồ sơ
– Cut-off date: Ngày đáo hạn
– CSPA – Child Status Protection Act, đạo luật bảo vệ con trẻ (trong hồ sơ di trú)
– Priority date: Ngày ưu tiên
– Receipt number: Số biên nhận
– USCIS: Sở Di Trú và Nhập Quốc Tịch Mỹ
– NVC: Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia

1) Approved date – Ngày chấp thuận

Ngày USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh.
Sau đó hồ sơ sẽ được chuyển qua NVC, đồng thời USCIS sẽ gửi một thư thông báo (I-797) về việc hồ sơ được chấp thuận cho người bảo lãnh.

2) Priority date – Ngày ưu tiên

Được tính là ngày nộp hồ sơ bảo lãnh tại USCIS. NVC sẽ căn cứ vào ngày ưu tiên này để giải quyết các hồ sơ đang chờ tại đây theo đúng trình tự hồ sơ có ngày ưu tiên trước sẽ giải quyết trước. Ngày ưu tiên của hồ sơ bảo lãnh có thể tìm thấy trên mẫu I-797, thư thông báo của USCIS gửi cho người bảo lãnh.

Khi hồ sơ vừa được chuyển qua NVC cũng có ghi ngày ưu tiên. Trong hầu hết trường hợp, chúng ta có thể lấy ngày received date trên thông báo (I-797) làm ngày ưu tiên.

3) Cut-off date – Ngày đáo hạn

Trước hết chúng ta thấy là ngày cut-off date luôn luôn là một trong bốn ngày: ngày 1, 8, 15 hoặc 22 trong tháng. Việc phân nhóm này nhằm tạo thuận lợi cho công việc của NVC khi công bố lịch visa.

Dựa vào bốn ngày trên, những hồ sơ sau khi đã hoàn tất sẽ được các nhân viên bộ phận Visa Ofice – V.O tại NVC sắp xếp thành 4 nhóm:
* Nhóm 1: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 1 đến ngày 7.
* Nhóm 2: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 8 đến ngày 14.
* Nhóm 3: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 15 đến ngày 21.
* Nhóm 4: Những hồ sơ có ngày ưu tiên từ ngày 22 đến ngày cuối tháng
Chúng ta biết là chỉ khi ngày cut-off date vượt qua ngày ưu tiên của hồ sơ thì hồ sơ đó mới được xem là đáo hạn.

Ví Dụ: Một hồ sơ có ngày ưu tiên 08/11/xx, nếu ngày cut-off date đang tải trên lịch Visa bulletin là ngày 08/11/xx thì có nghĩa là hồ sơ đó chưa được đáo hạn và chưa thể nhận thư phỏng vấn.

Có thể xem cut-off date là mốc thời gian để xét xem hồ sơ nào có thể được đáo hạn.

Lưu ý: Những hồ sơ có ngày ưu tiên bằng với ngày cut-off date cũng không được xem là đã đáo hạn.

4) CSPA – Child Status Protection Act

Child Status Protection Act: Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Con Trẻ.

Đây là đạo luật cho phép con em trên 21 tuổi, còn độc thân vẫn được phép đi cùng Cha Mẹ đến định cư tại Hoa Kỳ.

5) Receipt number: Số biên nhận hồ sơ

Số biên nhận hay số hồ sơ ở Sở Nhập tịch và Di trú bắt đầu bằng 3 chữ:

– EAC: Vermont Service Center.
– LIN: Nebraska Service Center.
– SRC: Texas Service Center.
– WAC: California Service Center.
– MSC: Missouri Service Center

6) Case number: Số hồ sơ

Sau khi hồ sơ được chấp thuận tại USCIS, I-129F hay I-130 sẽ được chuyển qua NVC. Tại đây hồ sơ sẽ được cấp thêm một mã số mới đó là case number. Tùy theo quốc gia giải quyết visa của đương đơn, U.S. Embassies and Consulates Processing Immigrant Visas, mà case number sẽ có các ký tự khác nhau.

Ví dụ: Case number sẽ bắt đầu bằng:

* HCM cho Việt Nam.
* BNK cho Thailand.

Tiếp theo là 10 con số. Những con số này chính là ngày tháng năm mà hồ sơ được nhập vào hệ thống computer của NVC để cấp case number.

7) USCIS: United States Citizenship and Immigration Service

Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ, trang web: www.uscis.gov

8) NVC: National Visa Center

Trung tâm chiếu khán quốc gia, trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa KỳTheo Tamnhin

Leave a Reply