Kinh Nghiệm Đạt Visa Mỹ – Phần 1

“ Nhất Mỹ – Nhì Can – Tam Âu – Tứ Úc – Ngũ Nhật – Lục Hàn”

Đây là câu nói vui mà các công ty dịch vụ Visa, và những người hay đi lại nhiều nước trên thế giới đã nhận định. Câu “châm ngôn” muốn nói rằng người Việt Nam muốn đến các nước trên phải xin Thị thực (Visa), và mức độ khó khăn được xếp hạng từ cao xuống thấp. Như vậy, đối với người Việt Nam, Mỹ là quốc gia khó đến nhất; nói cách khác là nước khó xin Visa nhất.

Mỹ không giống các nước khác. Những người muốn đi Canada, Úc hay Châu Âu…chỉ cần nộp đủ hồ sơ mà các Lãnh sự yêu cầu là có thể đợi kết quả thông báo tại nhà (trừ những trường hợp thật khác biệt mới phỏng vấn). Họ không phải căng thẳng, phập phồng, xếp hàng chờ hàng giờ để đến phiên mình phỏng vấn (chưa kể sư lo lắng của thân nhân đang chờ đợi bên ngoài). Muốn xin Visa Mỹ, bạn phải chấp nhận những “đau khổ” như vậy và hầu như không ngoại lệ với ai.

Theo thống kê từ Tổng Lãnh sự Mỹ tại Tp. HCM, mỗi ngày (thứ 2 đến thứ 6) có khoảng hơn 300 ứng cử viên (candidates) xếp hàng xin vào phỏng vấn xin Thị thực Không di dân (Nonimmigrant Visas) bao gồm những khách du lịch, thăm thân, doanh nhân công tác, du học sinh…

Họ đến Mỹ với những lý do khác nhau, nhưng có cùng ước muốn hiện tại là được chấp nhận yêu cầu cấp Visa..! Tuy nhiên không phải tất cả được như ý muốn. Chỉ có khoảng 25% trong số họ được toại nguyện. Những người có Visa thì vui mừng khôn xiết, phấn khởi báo tin vui cho người thân bạn bè. Người bị từ chối thì ngậm ngùi bước ra với nỗi buồn khó tả, chỉ biết lặng lẽ ra về.

Visa Mỹ khó hơn các nước khác là ở phỏng vấn. Đến phỏng vấn, ứng viên không chỉ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, “hoành tráng” mà phải chuẩn bị “con người” thật hoàn hảo. Họ phải trải qua buổi phỏng vấn khó khăn, cảm tính và có tính chất may rủi, vì thực tế nhiều người dù đáp ứng các tiêu chí đòi hỏi vẫn không xin Visa được. Nhiều người không biết mình bị từ chối Visa vì lý do gì.

Người đã có Visa Mỹ rồi thường nghĩ “Visa Mỹ đâu khó lắm đâu, không “nghiêm trọng” như nhiều người nói”. Người chưa có Visa hoặc đã từng rớt phỏng vấn nhiều lần thì cho rằng “ phỏng vấn Mỹ khó quá, đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ các thứ, trả lời rõ ràng rành mạch mà vẫn bị từ chối, không hiểu mấy Viên chức Lãnh sự nghĩ gì???

VẬY VISA MỸ KHÓ HAY DỄ, CÓ MỨC TIÊU CHUẨN NÀO ĐỂ ỨNG VIÊN THỰC HIỆN, LÀM THEO?

Bài viết này không đề cập đến việc xin Visa Định cư (Immigration), hay vấn đề chuẩn bị hồ sơ thế nào…; điều chú trọng và cần quan tâm ở đây là việc chuẩn bị tinh thần và tâm thế tốt nhất cho buổi phỏng vấn. Trong phỏng vấn xin Visa Mỹ Không Định cư (Nonimmigrant), dù bất cứ diện gì, YU T CON NGƯI QUYT ĐNH TT C(kể cả yếu tố hồ sơ). Những thông tin này được kết tinh từ nhiều kinh nghiệm của những người đã từng phỏng vấn; và từ những chia sẻ của Viên chức Lãnh sự Mỹ, những người trực tiếp phỏng vấn các ứng cử viên.

Hiện nay có rất nhiều thông tin và những hướng dẫn về việc xin Visa Mỹ trên website của các công ty. Bài viết không phải là sự lập lại các nguồn tin trên mà chỉ là vài kinh nghiệm phụ thêm vào, để ít nhiều hỗ trợ thêm cho các sinh viên học sinh, những ứng cử viên cảm thấy phỏng vấn xin Visa Mỹ thật khó khăn.

BA ĐIỀU CẦN LÀM TRONG BUỔI PHỎNG VẤN:

  1. Khi trả lời câu hỏi, về hình thức phải mạnh dạn, đảm bảo giọng nói của bạn được Viên chức phỏng vấn (VCPV) (Interviewer Officials) nghe và hiểu được. “chúng tôi ít khi nghe rõ hoặc hiểu câu trả lời trực tiếp từ các ứng viên. Họ hay lúng túng và căng thẳng khi trả lời chúng tôi” (Nguyên Viên chức cấp cao Lãnh sự Mỹ); về nội dung trả lời, bạn chuẩn bị phải thật rõ ràng, chính xác. 
  2. Trong khi trả lời câu hỏi, ánh mắt bạn phải nhìn trực tiếp vào khuôn mặt của VCPV, và phải đồng bộ với giọng nói khi đang trả lời câu hỏi. “chúng tôi âm thầm quan sát rất kỹ các ứng viên, từ đỉnh đầu cho tới gót chân của họ, đặc biệt là ánh mắt của họ trong lúc trả lời…từ đó nhận ra những điều bất bình thường của họ khi trả lời những câu hỏi bình thường của chúng tôi” (Nguyên Viên chức cấp cao Lãnh sự Mỹ).
  3. Hít thở thật sâu trước khi trả lời các câu hỏi để tăng thêm nội lực và sức lôi cuốn, thuyết phục cho câu trả lời. “chúng tôi không bao giờ hỏi các ứng viên những câu hỏi mà chúng tôi không hiểu rõ về hồ sơ của họ; tuy nhiên chúng tôi vẫn hỏi để biết họ trả lời có trùng khớp với những gì họ khai trong đơn hay không, và qua cách thức trả lời của họ chúng tôi có tin tưởng và thấu cảm được điều đó không” (Nguyên Viên chức cấp cao Lãnh sự Mỹ).

Leave a Reply