Muốn Định Cư Tại Mỹ Cần Lưu Ý Những Thông Tin Gì?

Dưới đây những kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn và gia đình khi định cư ở Mỹ.

Đóng thuế thu nhập cá nhân

Đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc của thường trú nhân và công dân Mỹ dù họ sinh sống làm việc tại Mỹ hoặc ở bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Thuế này được đóng cho chính quyền liên bang, tiểu bang, và địa phương. Thuế được dùng để trả cho những dịch vụ công cộng được chính phủ cung cấp. Mỗi cá nhân có mức đóng thuế khác nhau tuỳ thuộc vào thu nhập và tình trạng hôn nhân. Vậy, thuế thu nhập của cá nhân là gì? Là số tiền mà bạn kiếm được từ tiền lương, tiền làm nghề tự do, tiền tip, tiền bán bất động sản, tiền trúng số… Người có thu nhập càng cao thì số tiền đóng thuế càng nhiều. Cụ thể, đối với người có thu nhập thấp thì thuế đóng là 0%, người có mức thu nhập trung bình thì thuế đóng từ 15-20% và người có thu nhập cao thì thuế đóng từ 40-50%.

Khai Thuế Thu Nhập Cá Nhân

Hàng năm, những người trong diện đóng thuế phải khai thu nhập trước ngày 15/4. Bạn phải khai thuế và báo cáo thu nhập của mình với Sở thuế vụ (Internal Revenue Service hay IRS), đồng thời khai thuế cho cục thuế tiểu bang, cục thuế thành phố hoặc cục thuế địa phương nếu được yêu cầu. Trên tờ khai thuế bạn cần ghi số An sinh Xã hội do Cơ quan An sinh Xã hội cấp. Nếu bạn không nộp giấy khai thuế khi đang sống ở ngoài nước Mỹ trong bất cứ một khoảng thời gian nào, hoặc nếu bạn khai rằng là “người không định cư” (non-immigrant) trên giấy khai thuế, Chính phủ Mỹ có thể quyết định bạn đã từ bỏ tình trạng thường trú nhân của mình.

Bạn có thể tự khai thuế hoặc nhờ dịch vụ hoặc nhờ sự giúp đỡ miễn phí tại Trung tâm Hỗ trợ người đóng thuế (Taxpayer Assistance Center) của Sở thuế vụ. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo mình ký trên tờ khai thuế trước khi nộp. Bạn có thể khai thuế trên biểu mẫu và gửi qua bưu điện hoặc có thể nộp online.

Xin Số An Sinh Xã Hội

Nếu bạn tới Mỹ với tư cách là một thường trú nhân, bạn có thể xin Số An sinh Xã hội (Social Security Number – SSN) ngay khi đặt chân đến Mỹ. Đây là số Mỹ cấp cho bạn nhằm theo dõi thu nhập của bạn để tính số tiền an sinh xã hội mà bạn có thể được hưởng. Tương tự như Chứng minh Nhân dân của bạn khi ở Việt Nam, bạn có thể sử dụng SSN để giao dịch ngân hàng, trường học, đi thuê nhà hoặc tại những cơ quan khác để nhận dạng. Bạn có thể nhờ dịch vụ hoặc trực tiếp liên hệ với Sở An sinh Xã hội (Social Security Administration) gần nhất để xin số SSN. Thời gian mà bạn được cấp SSN là 3 tuần và thẻ SSN của bạn thường được gửi qua bưu điện. Bạn có thể tìm văn phòng An sinh Xã hội gần nhất thông qua việc:

  • Hỏi thăm bạn bè hoặc người thân để tìm văn phòng An sinh Xã hội gần nhất.
  • Gọi số 1-800-772-1213 trong khoảng từ 7h – 19h.
  • Tìm địa chỉ trên những trang màu xanh trong danh bạ điện thoại.
  • Truy cập trang web của Sở An sinh Xã Hội tại địa chỉ: https://www.socialsecurity.gov

Những giấy tờ cần cung cấp khi xin SSN bao gồm:

  • Giấy khai sinh hoặc hộ chiếu
  • Giấy tờ chứng minh bạn là thường trú nhân hoặc visa nhập cư và định cư

Gọi cấp cứu: 911

Trong thời gian sống và định cư tại Mỹ, bạn có thể gọi dịch vụ khẩn cấp số 911 từ bất kỳ số điện thoại nào để báo cháy, tội phạm đang xảy ra, gọi xe cứu thương khi cần trợ giúp hoặc thông báo về những sự kiện bất ngờ như tiếng la hét, kêu cứu hoặc tiếng súng nổ.

Chăm sóc sức khoẻ cho bạn và người thân khi định cư ở Mỹ

Mỹ là nước có dịch vụ chăm sóc y tế phát triển nhất thế giới, đồng nghĩa với đó là chi phí chăm sóc sức khoẻ cho bạn và cho gia đình bạn cũng rất cao. Chỉ những người cao tuổi hoặc những người có mức thu nhập thấp mới có thể nhận được trợ cấp chăm sóc sức khoẻ từ Chính phủ Mỹ. Ngoài ra, bạn và gia đình phải tự trang trải cho những chi phí chăm sóc sức khoẻ của mình. Do đó, hầu hết những người sống ở Mỹ đều mua bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy, bạn và gia đình nên mua bảo hiểm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khi bạn có công ăn việc làm tại Mỹ, bạn sẽ được công ty hay chủ sử dụng lao động trả một phần hoặc toàn phần chi phí bảo hiểm y tế hàng tháng như một khoản trợ cấp cho nhân viên.

Quản lý chi tiêu tại Mỹ

Ngân hàng và hệ thống thẻ cá nhân dùng để thanh toán tại Mỹ rất phát triển đo đó người Mỹ không thường xuyên mang nhiều tiền mặt khi đi ra ngoài. Bạn có thể sử dụng thẻ này khi đi mua sắm, ăn uống, thậm chí trả tiền mua xăng tại cây xăng. Nếu bạn là người mới đến Mỹ, bạn nên làm quen với việc sử dụng loại thẻ này để thuận tiện khi giao dịch. Nếu trong trường hợp bị mất thẻ, bạn phải nhanh chóng báo với ngân hàng nơi bạn đăng ký thẻ để tránh bị mất tiền trong tài khoản.

Chủ động tham gia vào các hoạt động cộng đồng

Môi trường sống và những người xung quanh rất quan trọng đặc biệt khi bạn mới chuyển đến một nơi mới để định cư. Do đó, để hạn chế cảm giác bị lạc long hay nhớ quê hương, bạn và gia đình nên tham gia vào các hoạt động cộng đồng nơi mà bạn đang sinh sống. Một điều rất may mắn đối với những người Việt Nam khi sang Mỹ định cư là cộng đồng người Việt hiện đang sống rất đông, trên 2 triệu người. Họ sẽ là những người cho bạn những lời khuyên bổ ích nhất để bạn nhanh chóng làm quen với cuộc sống mới. Lễ, tết là những dịp tốt nhất để bạn tham gia vào các hoạt động này. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động tham gia vào các hoạt động của cộng đồng thông qua:

  • Làm quen với những người hàng xóm.
  • Gặp gỡ các tổ chức cộng đồng giúp những người nhập cư sống ổn định ở Mỹ.
  • Tham gia vào những tổ chức hoặc các hoạt động tình nguyện ở chùa/nhà thờ
  • Tham gia các lớp học tiếng Anh để rút ngắn khoảng cách về ngôn ngữ và văn hoá…

Đăng ký học cho con em

Tại Mỹ, tất cả trẻ em từ 5 – 16 tuổi là con của thường trú nhân và công dân Mỹ bắt buộc phải đi học. Tại những trường công lập, trẻ em sẽ được miễn học phí. Các bậc phụ huynh chỉ phải phụ trường chi phí về dụng cụ học tập và tiền ăn trưa của trẻ, tuy nhiên những gia đình không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp thì chi phí này cũng được miễn phí.

  • Đối với các em dưới 18 tuổi sẽ được học tại các trường tiểu học hoặc trung học gần nhà và có xe bus đưa đón hằng ngày. Nếu con em của bạn còn yếu về tiếng Anh thì có thể học tại các lớp để củng cố tiếng Anh khi mới định cư tại Mỹ. Và để thuận tiện cho việc xin nhập học cho con em, bạn nên mang theo đầy đủ học bạ và bảng điểm, giấy chứng nhận, giấy khen, kỷ niệm chương của em tại Việt Nam và được dịch sang tiếng Anh.
  • Đối với con em của bạn trên 18 tuổi có thể ghi danh nhập học tại các trường cao đẵng của địa phương (hay thường gọi là Cao đẳng Cộng đồng – Community College). Sau khi hoàn thành con bạn có thể chuyển tiếp lên bậc đại học 4 năm để lấy bằng cử nhân.
  • Cũng như con em của công dân Mỹ, con của bạn cũng có thể xin học bổng hoặc vay tiền của Chính phủ Mỹ nếu là thường trú nhân (green card).

USIS

Leave a Reply